n
n (Thay thế văn bản – “Đặc_sản_Việt_Nam” thành “Đặc_trưng_Việt_Nam”)
 
Dòng 13: Dòng 13:
 
Khách muốn ăn cay, dùng thêm lát ớt mỏng, không "nghe" mùi cay nồng của ớt mà chỉ thấy cay ấm đậm lạ lùng! Lúc ấy đâu còn là tô bún bò đặc sản nữa mà lúc ắt bạn phải đối diện tâm sự với cô hàng bún về sông nước Hương Giang, về những cái gì đang tiềm ẩn bên trong con người xứ Huế đấy chứ.
 
Khách muốn ăn cay, dùng thêm lát ớt mỏng, không "nghe" mùi cay nồng của ớt mà chỉ thấy cay ấm đậm lạ lùng! Lúc ấy đâu còn là tô bún bò đặc sản nữa mà lúc ắt bạn phải đối diện tâm sự với cô hàng bún về sông nước Hương Giang, về những cái gì đang tiềm ẩn bên trong con người xứ Huế đấy chứ.
  
[[Thể_loại:Đặc_sản_Việt_Nam]]
+
[[Thể_loại:Đặc_trưng_Việt_Nam]]
 
[[Thể_loại:Ẩm_thực_Việt_Nam]]
 
[[Thể_loại:Ẩm_thực_Việt_Nam]]
 
[[Thể_loại:Ẩm_thực_miền_Trung]]
 
[[Thể_loại:Ẩm_thực_miền_Trung]]

Bản hiện tại lúc 01:20, ngày 31 tháng 3 năm 2020

Nấu một nồi bún ngon theo cách của ng­ười Huế là cả một quá trình chiêm nghiệm, tìm tòi của " người xư­a. Bún sợi phải mềm và dai, ­ớt, ngọt. Những quán bún nổi tiếng ở Huế không tự mình làm bún mà họ phải mua ở làng Vân Cù, Bao Vinh - hai làng chuyên làm bún cách Huế chừng 5-10 km.

Ngoài sợi bún, bí quyết nhà nghề nằm trong nồi nước xảo, nước bún trong, nếm vào chỉ thấy vị ngọt của nước x­ương thịt hầm đạt được hai yêu cầu đó đã là khó, nh­ưng để cho khách gật gù với món ăn mình đang thưởng thức thì người nấu phải có một bí quyết nêm gia vị, mà cụ thể là nghệ thuật nêm mắm ruốc, vị đặc trưng của bún bò Huế

ClipCapIt-200329-210413.PNG

Làm sao cho nước vẫn trong, đậm đà mà không nghe mùi ruốc, phải là ruốc Thuận An, hoà vào trong một xoong nước riêng, nấu sôi, vớt sạch bọt, để thật nguội chỉ lấy nước trong trên cùng để nấu. Có như­ vậy mới tránh được hôi ruốc. Việc chọn thịt để nấu cũng là một khâu quan trọng thịt phải tư­ơi. Chính vì thế, mà những người bán bún ở Huế phải dậy từ 3 giờ sáng đến lò mổ để lấy thịt. Với một nồi bún Huế, người nấu phải ỳ tứ theo mùa. Mùa hè thì vị muối nhạt hơn, bên cạnh bao giờ cũng có đĩa rau sống với giá, bắp chuối sứ, rau thơm, ngò trông vừa bắt mắt mà ăn lại đỡ ớn.

Mùa Đông Huế đặc biệt với m­ưa dầm dề, lạnh cắt thịt da, người nấu bún phải chú ý nêm vị đậm hơn, bên cạnh đó thêm vài lá sả vào nồi nước bún, chỉ ngửi mùi thơm của sả thôi đã thấy thêm ấm lòng dù ngoài trời m­ưa tầm tã.

Ngay cả chén nước mắm để dùng thêm với bún bò Huế cũng phải chú ý: phải là loại nước mắm cá vàng h­ươm, ớt chín đỏ xắt mỏng từng lát dầm nước mắm.

Khách muốn ăn cay, dùng thêm lát ớt mỏng, không "nghe" mùi cay nồng của ớt mà chỉ thấy cay ấm đậm lạ lùng! Lúc ấy đâu còn là tô bún bò đặc sản nữa mà lúc ắt bạn phải đối diện tâm sự với cô hàng bún về sông nước Hương Giang, về những cái gì đang tiềm ẩn bên trong con người xứ Huế đấy chứ.