Bóng chim tăm cá

Từ Dữ liệu văn hóa Việt Nam
Phiên bản vào lúc 17:23, ngày 27 tháng 3 năm 2020 của Admin (Thảo luận | đóng góp)
(khác) ← Phiên bản cũ | xem phiên bản hiện hành (khác) | Phiên bản mới → (khác)
Buớc tưới chuyển hướng Bước tới tìm kiếm

Trong văn học cổ, chim, cá, bướm, ong .. là hình tượng để chỉ người đưa thư, những sứ giả của tin tức Theo Hán thư, người ta có thể buộc phong thư vào chân con chim nhạn để nhờ chim bay chuyển đến nơi cần gửi Sách cổ (Cổ thư) còn ghi lại rằng khách từ phương xa đến để lại dôi cá chép, mổ ra thấy có lá thư trong bụng. Vì thế bóng chim tăm cá dùng để chỉ tin tức thư từ: "Nghĩ điều trời thẳm vực sâu Bóng chim tăm cá biết đâu mà tìm" (Nguyễn Du, truyện Kiều) Cũng để chỉ ý này, văn học cổ còn có nhiều cách nói khác nữa. Thí dụ: sứ hồng (sứ giả chim hồng) Sứ lân hồng (Sứ giả cá và ngỗng trời), sứ điệp tin ong (con bướm là sử giả truyền tin, con ong làm mối lái đưa tin của chúa xuân muôn loài), tin nhạn (tin do chim nhạn mang lại), tin sương, hoặc sương tin (Đây là biệt danh của chim nhạn trắng ở phương bắc, mỗi khi chúng bay về phương nam thì trời lại có sương giáng), tin mai (gửi tin kèm theo cành mai)...