Trong tiếng Việt, thành ngữ bình cũ rượu mới được dùng để nói về các tác phẩm văn nghệ dùng hình thức, thể tài, thủ pháp cũ để diễn tả nội dung, đề tài, chủ đề mới. Thí dụ: "Chúng ta có thể coi hình thức chuyển nhũng bài hát thành tác phẩm nhạc đàn là một kiểu bình cũ rượu mới" (Văn luôn nghệ thuật, 8-1971). "Nếu không sử dụng được ngay thì có thể cải tiến về nội dung theo cách bình cũ rượu mới" (văn nghệ, 4-1954). Cơ cấu ý nghĩa của thành ngữ bình cũ rượu mới khá đơn giản. Lần theo tính biểu trưng của các từ bình. rượu thì sẽ sáng rõ. Bình là dụng cụ bằng sành, sứ có bầu chứa, miệng nhỏ và tùy theo cỡ, kiểu mà người ta dùng để đựng vôi, đựng rượu, cắm hoa. Đá đó mà có bình vôi, bình rượu, bình hoa. Bình trong thành ngữ này là bình rượu, có giá trị biểu trưng cho "cái chứa đựng". Rượu là "cái được chứa đựng trong bình. "Cái chứa đựng" và "cái được chứa đựng thực chất là cách nói về hình thức và nội dung. Vậy khi nói bình cũ rượu mới thì ai cũng có thể hiểu được là hình thức cũ, nội dung mới. Điều đáng quan tâm là tại sao có bao nhiêu thứ "chứa đựng." và được "chứa đựng" khác nhau, nhưng người viết chỉ chọn bình và rượu để làm biểu trưng cho hình thức và nội dung? Lại nữa, tại sao thành ngữ bình cũ rượu mới lại thường chỉ hình thức nội dung của các tác phẩm văn nghệ, chứ không nhải là của cái gì.khác? Trước hết phải nói rằng, việc tìm ra 'một' liên hệ giũa nội dung và hình thức hay giũa "cái chứa đựng" và "cái được chứa dựng' không phải là chuyện dễ, nhất là khi trình độ dân trí chưa cao như những thơi kì trước đây. Cũng không phải bất kì ai trong xã hội cũng quan tâm đến điều này. Dường như đó là công chuyện của tầng lớp thượng lưu, có học vấn trong xã hội. Tầng lớp này trong xã hội phần lớn là thi sĩ, thi sĩ nhũng người am hiểu, có khả năng sáng tác, thưởng thức văn nghệ và cái thú của những thi nhân xưa là vừa làm thơ, Bình thơ, vừa uống rượu, ngắm trăng, xem hoa, nhàn đàm sự thế. Đối với họ, bình và rượu là những cái gần gũi, quen thuộc và cũng đầy thi hứng Bình rượu túi thơ mà lại! Vậy đem ví thơ ca nói riêng, tác phẩm văn nghệ nói chung với bình rượu là hợp lệ. Lấy bình để ví với hình thức tác phẩm, rượu ví với nội dung tác phẩm thì chẳng những đúng mà còn nói được cái ý về quan hệ kế thừa giữa cái mới với cái cũ, giữa cái hiện đại với cái truyền thống. "Các chiến sĩ cách mạng cùng biết áp dụng hình thức bình cũ rượu mới đặt lời ca cách mạng theo điệu sa mạc, bình bán, hành văn" (Văn nghệ 15-1958). . .