Bánh quai vạc

Từ Dữ liệu văn hóa Việt Nam
Buớc tưới chuyển hướng Bước tới tìm kiếm

Bánh quai vạc là một loại bánh mặn và là một trong những món ăn bình dân ở Việt Nam (trừ bánh quai vạc chiên có xuất xứ Trung Quốc và người miền Bắc gọi là bánh gối còn Miền Nam gọi là bánh xếp) mang đậm hương vị của vùng biển miền Trung đặc biệt là ở vùng Bình Thuận là một loại thức ăn nhanh và thức ăn đường phố.

Bánh có hình dáng giống chiếc quai vạc, bên trong nhân có thể chứa tôm, thịt (thường là thịt ba rọi) và các loại nhân khác, khi chế biến, bánh được gấp lại thành hình bán nguyệt và ép mép bánh, khi chín, viền bánh sẽ gợn sóng. Bánh quai vạc trần được làm từ bột mì tinh (bột mì lọc) thông qua quá trình luộc.

Congdongviet net -200329-232531.PNG

Bánh quai vạc có các dạng phổ biến là bánh quai vạc trần và bánh quai vạc chiên. Bánh quai vạc trần có đặc tính dai. Bánh quai vạc trần được gọi để để phân biệt với bánh làm bằng bột lọc có gói lá chuối.

Nếu như ngán vị mặn của nhân thịt thì thay bằng bánh nhân ngọt cũng là một sự lựa chọn không tồi. Bánh sẽ có nhân là đậu xanh ngào đường, dừa nạo hay lạc, cơm sầu riêng,...