Bánh khoái

Từ Dữ liệu văn hóa Việt Nam
Buớc tưới chuyển hướng Bước tới tìm kiếm

Bánh khoái là một loại bánh xèo, có bột gạo bên ngoài, bên trong có nhân là tôm, chả, giá đỗ, được nặn hình bán nguyệt. Bánh khoái đổ bằng bột gạo xay đánh sệt với nước và lòng đỏ trứng, sau đó thêm tiêu, hành, mắm, muối, tôm, thịt bò (hoặc chim) nướng thái lát, mỡ thái lát nhỏ, giá sống.

Tên gọi "bánh khoái" được nhiều người lý giải theo các cách hiểu khác nhau. Có người cho rằng nguyên gốc ban đầu là "bánh khói". Để làm bánh khoái, người ta tráng lớp dầu rất mỏng lên chảo và đun nóng sau đó thì đổ bột vào và tráng đều. Tại thời điểm này có luồng khói bốc lên từ bánh. Người Huế phát âm từ khói tựa như khoái. Bánh khoái chỉ có ở Huế và rất khó làm vì bánh mà chả có luồng khói thì chẳng qua cũng là bánh xèo. Bí quyết đề có luồng khói là lớp dầu mỏng chỉ đủ làm một cái bánh cho một lần chêm dầu.

Congdongviet net -200330-090627.PNG

Tại Huế nổi tiếng với món bánh khoái Thượng Tứ, vùng đất phía Đông Nam kinh thành Huế.

Thực tế theo truyền thống Bánh xèo được làm từ bột gạo, được pha trộn với gia vị vừa phải, và có nhân là thịt heo hoặc tôm và được dùng với nước chấm là mắm với một ít chanh làm tăng theo them khẩu vị, để không bị ngán ta dùng thêm lá cải hoặc lá lốt rồi thưởng thức nhớ mãi không quên, đó chính là bánh xèo truyền thống...