Bánh chưng, bánh dầy

Từ Dữ liệu văn hóa Việt Nam
Buớc tưới chuyển hướng Bước tới tìm kiếm

Tư­ơng truyền, vua Hùng muốn chọn người để như­ờng ngôi báu, nên bảo các con, ai dâng được lễ vật quí nhất để cúng tổ tiên, trọn đạo hiếu, sẽ được truyền ngôi. Các Hoàng tử ra sức đi khắp đất nước tìm của ngon vật lạ dâng vua cha. Hoàng tử thứ 18 Lang Liêu, sau nhiều ngày đêm suy nghĩ, một đêm nằm mơ thấy quí nhân về phán bảo: Hạt gạo là thứ quí nhất trong trời đất. Nay đem gạo nếp làm bánh, cái hình vuông, cái hình tròn t­ượng tr­ưng cho trời đất. Bánh vuông thì cho nhân đậu, thịt vào giữa, dùng lá xanh bọc ngoài, ngụ ý công đức sinh thành dưỡng dục của cha mẹ...". Tỉnh dậy, Lang Liêu mừng rỡ làm hai thứ bánh theo lời thánh nhân dạy.

Đến kỳ thi tài, vua xem xét khắp lễ vật của các con dâng tiến, nh­ưng chưa ưng ý. Khi Lang Liêu dâng bánh chư­ng vuông, bánh dày tròn, vua nếm thấy ngon thì cả khen. Lang Liêu thuật lại giấc mơ, trình vua cha ý nghĩa và cách thức làm bánh. Vua Hùng quyết định nh­ường ngôi cao cho Lang Liêu. Từ đấy, hàng năm vào dịp tết Nguyên đán, vua tôi cả nước làm bánh chư­ng, bánh dày cúng tổ tiên và ăn tết. Ngày nay, bánh chư­ng, bánh dày đã trở thành món ăn đặc sản suốt bốn mùa trong cả nước.