Trên thao trường, hay ngoài mặt trận, những tay thiện xạ thường được ca ngợi là người có tài "bách phát bách trúng" hay "trăm phát trăm trúng". Vì sao người ta lại ựa thích ca ngợi bắn giỏi theo cách như vậy) Chuyện kể lại rằng: Ngày xưa, thời Xuân Thu Chiến Quốc, dưới trướng của Sở Công Vương có hai người bắn cung lừng danh thiên hạ. Một người tên là Phan Đáng, còn người kia là Dường Do Cơ.Có một lần, trong lúc tập luyện, Phan Đáng bạn ba phát tên đều trúng vào hồng tâm, lấy làm đắc ý lắm. Lúc ấy, Dường Do Cơ cũng ở đó, tỏ vẻ không thán phục, bảo rằng: bắn trúng hồng tâm có gì là đặc biệt. Cách xa một trăm bước, mũi tên của tôi có thể xuyên qua bất kì chiếc lá nào của cây dương liễu". Nói rồi, Dường Do Cơ giương cung: Quả nhiên, mũi tên xuyên qua chiếc lá dương liễu trên cành cây um tùm. Nhưng Phan Đáng vẫn không chịu, liền chọn lấy ba lá liễu ở ba chỗ khác nhau, đánh dấu và thách Dường Do Cơ bắn trúng. Dường Do Cơ chỉ nhìn qua, rồi lùi vào vị trí để bắn. Thế rồi, cả ba mũi tên như có mắt, lần lượt xuyên qua ba chiếc lá, trước sự kinh ngạc của mọi người. Về sau, trong cuốn sử kí của nhà viết sử nổi tiếng Tư Mã Thiêncó đoạn viết: nước Sở có một người tên là Dường Do Cơ, là một người bắn tên rất kì tài, cách xa trăm bước mà "bách phát bách trúng" Dường Do Cơ chỉ bắn cả thảy có bốn phát tên trong cuộc thi tài ấy mà sao Tư Mã Thiên lại viết là: hoạch phát bách trúng '? Thì ra, ,"bách" (nghĩa là một trăm) không được dùng để chỉ số lượng cụ thể và xác định. Một nhà thiện xạ được ca ngợi là bách phát bách trúng' không nhất thiết phải giương cung đến một trăm lần."Bách" ở đây được dùng với nghĩa biểu trưng là "nhiều, rất nhiều", . còn kết cấu "bách... bách..:" biểu thị sự đối xứng tuyệt đối như là "bao nhiêu... thì... bấy nhiêu". Trong tiếng Việt, thành ngữ này có hai dạng đồng nghĩa được dùng song song: "bách phát bách trúng" và "trăm phát trăm trúng". Ví dụ: "Tôi nghe thiên hạ đồn ông Lê có tài bắn bách phát bách trúng : nên tôi có lòng hâm mộ từ lâu (Đỗ Quang Tiến, "Vòm trời biên giới). "Đồng chí thủ trưởng dặn: - Đồng chí là xạ thủ trăm phát trăm trúng thì phải sử dụng loại súng tầm xa" (Nhiều tác giả,

"Gương chiến đấu thanh niên Miền Nam. Về sau, "bách phát bách trúng" còn để chỉ khả năng của những người. làm việc gì cũng đạt kết quả như ý muốn. Cũng vậy hiện nay, "trúng" dâu phải chỉ là trúng đích mà :còn có nghĩa là đạt kết quả. là thành công nữa.