(Tạo trang mới với nội dung “Trong "Truyện ngụ ngôn Việt Nam" có câu chuyện kể về một chú ếch hợm hĩnh, nông nổi, đáng thương. Số là, có một con…”)
 
n (Thay thế văn bản – “Truyện ngụ ngôn” thành “Ngụ ngôn - Cổ tích”)
 
(Không hiển thị 2 phiên bản của cùng người dùng ở giữa)
Dòng 1: Dòng 1:
Trong "Truyện ngụ ngôn Việt Nam" có câu chuyện kể về một chú ếch hợm hĩnh, nông nổi, đáng thương.
+
Trong "Ngụ ngôn - Cổ tích Việt Nam" có câu chuyện kể về một chú ếch hợm hĩnh, nông nổi, đáng thương.
 
Số là, có một con ếch, do sự ngẫu nhiên nào đó, ngay từ khi sinh ra đã ở trong một cái giếng nọ. (Cũng có thể không phải do ngẫu nhiên mà còn là do sở thích của họ hàng nhà ếch nữa. Chả thế trong kho tàng thành ngữ, tục ngữ Việt Nam có câu: Giếng đâu thì ếch đó). Sống cùng với ếch ở trong giếng chỉ có vài con nhái, cua, ốc nhỏ. Từ dưới đáy giếng nhìn lên  ếch ta chỉ nhìn thấy khoảng trời bé bằng cái vung. Nó nghĩ: Tất cả vũ trụ chỉ có vậy, vì thế  ếch tự coi mình là chúa tể. Hàng ngày, nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng khiến các con vật bé nhỏ kia hoảng sợ. Nó càng lấy làm oai.
 
Số là, có một con ếch, do sự ngẫu nhiên nào đó, ngay từ khi sinh ra đã ở trong một cái giếng nọ. (Cũng có thể không phải do ngẫu nhiên mà còn là do sở thích của họ hàng nhà ếch nữa. Chả thế trong kho tàng thành ngữ, tục ngữ Việt Nam có câu: Giếng đâu thì ếch đó). Sống cùng với ếch ở trong giếng chỉ có vài con nhái, cua, ốc nhỏ. Từ dưới đáy giếng nhìn lên  ếch ta chỉ nhìn thấy khoảng trời bé bằng cái vung. Nó nghĩ: Tất cả vũ trụ chỉ có vậy, vì thế  ếch tự coi mình là chúa tể. Hàng ngày, nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng khiến các con vật bé nhỏ kia hoảng sợ. Nó càng lấy làm oai.
  
Dòng 8: Dòng 8:
 
Từ cách nhìn thế giới bên ngoài chỉ thông qua miệng giếng của chú  ếch nọ mà thành ngữ "Ếch ngồi đáy giếng" trước hết để chỉ "những người hiểu biết ít do điều kiện tiếp xúc hẹp". Sau nữa, lại từ thái độ nhâng nháo "coi trời bằng vung" của ếch mà thành ngữ này còn hàm ý nói về sự chủ quan, coi thường thực tế. Số phận của những người đó, nếu không giống như con ếch huênh hoang, hợm hĩnh nọ, thì chí ít, họ cũng phải trả bằng những thất bại chua xót khi tiếp xúc với thực tiễn phong phú và sinh động, mà khi hiểu ra thì sự đã rồi.
 
Từ cách nhìn thế giới bên ngoài chỉ thông qua miệng giếng của chú  ếch nọ mà thành ngữ "Ếch ngồi đáy giếng" trước hết để chỉ "những người hiểu biết ít do điều kiện tiếp xúc hẹp". Sau nữa, lại từ thái độ nhâng nháo "coi trời bằng vung" của ếch mà thành ngữ này còn hàm ý nói về sự chủ quan, coi thường thực tế. Số phận của những người đó, nếu không giống như con ếch huênh hoang, hợm hĩnh nọ, thì chí ít, họ cũng phải trả bằng những thất bại chua xót khi tiếp xúc với thực tiễn phong phú và sinh động, mà khi hiểu ra thì sự đã rồi.
  
[[Thể_loại:Thành_ngữ]]
+
[[Thể_loại:Văn_chương_Việt_Nam]]
 +
[[Thể_loại:Thành_ngữ_-_Tục_ngữ]]

Bản hiện tại lúc 14:51, ngày 11 tháng 4 năm 2020

Trong "Ngụ ngôn - Cổ tích Việt Nam" có câu chuyện kể về một chú ếch hợm hĩnh, nông nổi, đáng thương. Số là, có một con ếch, do sự ngẫu nhiên nào đó, ngay từ khi sinh ra đã ở trong một cái giếng nọ. (Cũng có thể không phải do ngẫu nhiên mà còn là do sở thích của họ hàng nhà ếch nữa. Chả thế trong kho tàng thành ngữ, tục ngữ Việt Nam có câu: Giếng đâu thì ếch đó). Sống cùng với ếch ở trong giếng chỉ có vài con nhái, cua, ốc nhỏ. Từ dưới đáy giếng nhìn lên ếch ta chỉ nhìn thấy khoảng trời bé bằng cái vung. Nó nghĩ: Tất cả vũ trụ chỉ có vậy, vì thế ếch tự coi mình là chúa tể. Hàng ngày, nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng khiến các con vật bé nhỏ kia hoảng sợ. Nó càng lấy làm oai.

Nhưng có một năm, có thể do thái độ xấc xược "coi trời bằng vung" của ếch thấu đến tai Ngọc Hoàng. Ngọc Hoàng nổi giận đùng đùng và quyết định phế truất "ngai vàng" nơi đáy giếng của ếch nên đã làm một trận mưa thật to. Nước trong giếng dềnh lên, tràn vào bờ, đưa ếch ta ra ngoài.

Quen thói cũ, ếch nhâng nháo nhìn lên trời, nó bỗng thấy cả một bầu trời rộng lớn hơn nhiều cái khoảng trời nó vẫn thấy. Ếch ta không tin và thấy bực bội vì điều đó. Để ra oai, nó cất tiếng kêu ồm ộp. Vị chúa tể hy vọng là sau tiếng kêu của mình mọi thứ đều phải trở lại như cũ. Nhưng bầu trời vẫn là bầu trời. Còn nó vì mãi nhìn lên trời chả thèm để ý đến xung quanh, nên đã bị một con trâu đi qua dẫm bẹp.

Từ cách nhìn thế giới bên ngoài chỉ thông qua miệng giếng của chú ếch nọ mà thành ngữ "Ếch ngồi đáy giếng" trước hết để chỉ "những người hiểu biết ít do điều kiện tiếp xúc hẹp". Sau nữa, lại từ thái độ nhâng nháo "coi trời bằng vung" của ếch mà thành ngữ này còn hàm ý nói về sự chủ quan, coi thường thực tế. Số phận của những người đó, nếu không giống như con ếch huênh hoang, hợm hĩnh nọ, thì chí ít, họ cũng phải trả bằng những thất bại chua xót khi tiếp xúc với thực tiễn phong phú và sinh động, mà khi hiểu ra thì sự đã rồi.