Ép dầu phộng

Từ Dữ liệu văn hóa Việt Nam
Buớc tưới chuyển hướng Bước tới tìm kiếm

Người ta thường dùng hai loại dầu mỡ để ăn là dầu thực vật: dầu phộng, dầu mè (vừng)… và mỡ động vật. Nhân dân miền Nam tiêu thụ rất nhiều dầu phộng, hoặc để chiên thức ăn nhất là các món ăn chay, hoặc để thay mỡ heo, mỡ bò.

Nếu ta biết phương pháp ép, khử axit, khử màu và mùi thì sẽ được dầu phộng rất tốt dùng để ăn. Nghề ép dầu phộng là một nghề dễ làm, ít vốn và có lời.

Trong hột đậu phộng có nhiều dầu, từ 45 đến 50%, có hai loại đậu phộng dùng để ép dầu: đậu phộng còn vỏ và đậu phộng bóc vỏ. Đậu phộng còn vỏ dùng để ép dầu dùng trong công nghiệp. Đậu phộng bóc vỏ dùng để ép dầu làm dầu ăn.

Công việc ép dầu phộng quy mô tiểu công nghiệp bao gồm các phần:

- Lấy (bóc) vỏ:

Muốn lấy vỏ đậu thì người ta dùng cối xay để xay cho dập vỏ, hoặc cho đậu phộng vào bao bố mà đập cho nát vỏ rồi lấy quạt mà quạt nhưn quạt lúa để loại hết vỏ đi.

- Ép dầu:

Trước khi ép dầu, đem xay cho nát hột đậu. Dầu phộng để ăn thì ép nguội để lấy 25% dầu. Còn lại 25% dầu trong xác dầu, vì vậy phải đep xác dầu hấp cách thủy cho nóng để ép lại.

Sau khi bỏ vỏ, đậu phộng được rang sơ qua cho dầu chảy ra, rồi bỏ vào cối giã cho nát, đoạn dồn vô trong bao bố hay bao đay, tre có lót rơm mà sắp vào bộng để ép. Một đầu bộng thì bịt kín, một đầu để trống để dồn bao đựng đậu. Sau khi cho hết bao đậu vào rạch bộng rồi thì đậy bao cuối cùng bằng một miếng cây tròn như cái đĩa, đoạn lấy nọng bằng cây mà chêm dài theo rạch rỗng của bộng cho tới miệng. Lấy vồ hay búa mà chêm. Càng chêm nhiều chừng nào, dầu sẽ chảy ra nhiều chừng ấy. Chêm mãi bao giờ không thấy dầu chảy ra thì thôi. Có thể hấp xác đậu mà ép lần thứ hai để lấy thêm dầu nữa. Ép bằng bộng cây thì lấy được 25% dầu mà thôi. Nếu dùng máy ép bằng sức nước, sức dầu mà ép thì sẽ mau hơn và lấy được nhiều dấu hơn, khoảng 32-35%. Dầu ép xong cần phải lọc và khử chua, khử mùi cho đỡ hôi.

Lọc dầu phộng phải đun nóng dầu rồi dùng vải dày, giấy lọc riêng hay nỉ mà lọc. Dùng máy lọc thì lọc mau và tốt.

- Khử chua trong dầu:

Phải đo độ chua trong dầu phộng rồi khử bằng chất xút hay bồ tạt.

- Khử mùi hôi trong dầu:

Muốn khử hết mùi hôi của dầu phộng thì cho một nửa phần nước sôi vào dầu, đoạn cứ tiếp tục đun dầu với nước cho sôi. Lấy gậy khuấy luôn tay để dầu được quyện với nước. Màu xanh cũng như mùi hôi của dầu thôi sang nước hết. Sau đó bỏ ra ngoài lửa, để yên, dầu nhẹ sẽ nổi lên trên còn nước ở phía dưới. Đem gạn nước đi rồi đun sôi cho phần nước còn sót lại bốc hơi hết. Dầu phộng chế như trên sẽ trong và ngon.