(Tạo trang mới với nội dung “'''<big>"Da trắng vỗ bì bạch" và những câu đáp mới</big>''' Người ra câu đối "Da trắng vỗ bì bạch" là Hồng Hà nữ sĩ…”)
 
n
 
(Không hiển thị 3 phiên bản của cùng người dùng ở giữa)
Dòng 67: Dòng 67:
  
 
[1] [Video] Về Phong Nha ngắm sông Son thơ mộng màu xanh thủy lục
 
[1] [Video] Về Phong Nha ngắm sông Son thơ mộng màu xanh thủy lục
https://www.vietnamplus.vn/video-ve-phong-nha-ngam-song-son-tho-mong-mau-xanh-thuy-luc/615677.vnp
+
 
 +
[[Thể_loại:Văn_chương_Việt_Nam]]
 +
[[Thể_loại:Thảo_luận_văn_học]]

Bản hiện tại lúc 04:05, ngày 28 tháng 7 năm 2021

"Da trắng vỗ bì bạch" và những câu đáp mới

Người ra câu đối "Da trắng vỗ bì bạch" là Hồng Hà nữ sĩ Đoàn Thị Điểm (1705-1749).

Tương truyền có một hôm, khi bà Điểm đang tắm, Trạng Quỳnh đòi vào tắm chung. Bà Điểm ra câu đối "Da trắng vỗ bì bạch" và nói khích nếu Trạng Quỳnh đáp được câu đối bà đưa ra, bà sẽ cho ông vào tắm chung.

Trải qua gần 300 năm, các câu đáp được đưa ra rất nhiều.

Hầu hết các câu đáp chỉ thỏa mãn một vài qui tắc về luật đối: đối từ, đối ý, đối vần (hoặc còn gọi là đối thanh - bằng trắc), cách chơi chữ, cộng thêm ngữ cảnh, tình tiết, âm thanh, hình ảnh và đòi hỏi tất cả các chữ trong câu đáp phải gồm các chữ thuần Việt, nhưng hình như chưa có câu đáp nào thỏa mãn hết tất cả các đòi hỏi đó.

Ðể đóng góp cho văn hóa Việt Nam, gần đây có 4 câu đáp tương đối hoàn chỉnh mới được nghĩ ra.

Tôi có một người thân thích làm thơ (một nhà thơ dân giã) nhớ đến dòng nước xanh trên một dòng sông mà cô ta thấy lúc còn nhỏ nên lấy bút hiệu là Thủy Lục (nước xanh). Thủy lục là nước xanh. Nước xanh là thủy lục. Từ đó dựa theo câu đáp "Trời xanh màu thiên thanh" mà có câu đáp "Nước xanh màu thủy lục" [1]. Ðiều lạ là câu đáp đơn giản này chưa bao giờ được lưu truyền trong nhân gian hoặc ghi chép trong sách vỡ.

Tra cứu thêm về các câu đáp cho câu đối "Da trắng vỗ bì bạch", tôi có thêm 3 câu đáp khác khá hoàn chỉnh đã được nghĩ ra.

Chơi láng quất sành sạch

Ngựa vô luồn mã phi

Ngựa vô nước mã phi

"Chơi láng quất sành sạch" dựa theo cách đối âm, đối ý của "Da trắng vỗ bì bạch". Chữ "chơi" có thể hiểu là tay chơi hoặc khách làng chơi, có nghĩa một người "sành" (điệu) / sành (sỏi). "Láng" cũng có nghĩa "sạch" (như láng sạch hoặc sạch láng). Sành sạch là âm thanh đối lại với âm thanh bì bạch.

Các từ đối bì da / bạch trắng, sành chơi / sạch láng hoặc đảo ngược lại da bì / trắng bạch, chơi sành / láng sạch đều là các chữ thuần Việt và dều nghe xuôi tai cả.

Có nhiều ý kiến cho rằng "da" là một bộ phận thân thể chỉ có thể đáp tốt nhất bằng những bộ phận thân thể tương xứng như môi, mắt, mũi, tay, v..v... Dựa theo đó, hai chữ "chơi láng" có thể hiểu là người chơi (tay chơi hoặc khách làng chơi) có dáng điệu bên ngoài láng o / láng bóng.

"Láng" là một tính từ đối lại với chữ "trắng" cũng là một tính từ.

Về nghệ thuật đảo ngược bì bạch thành bạch bì (từ Hán có nghĩ là da trắng), nếu đảo ngược sành sạch thành sạch sành cũng có không thay đổi ý nghĩa của nó như trong câu thơ "sạch sành sanh vét cho đầy túi tham" (trích truyện Kiều) có nghĩa là vơ vét cho hết sạch, vét cho cạn kiệt.

Bàn về từ "vỗ": vỗ có nghĩa là đánh nhẹ vào, trong khi từ đối lại "quất" có thể hiểu ngầm là quất ngựa truy phong (nghĩa đen: quất mạnh vào con ngựa cho nó chạy thật nhanh, nghĩa bóng: chơi xong rồi chạy lẹ)

Câu đáp này thuộc loại tục mà thanh, thanh mà tục. Ở sòng bài (casino), "chơi láng quất sành sạch" có nghĩa chơi một ván cho hết tiền (tiếng Mỹ gọi là "All in").

"Ngựa vô luồn mã phi" là câu đáp cho "Da trắng vỗ bì bạch" trong cách đối vần (đối thanh) cho tất cả các chữ trong câu đáp.

Xét riêng về chữ "vô": vô có nghĩa là không, nếu là tính từ, tức không màu và vần bằng, coi như đúng qui tắc đối từ và đối vần (đối thanh) khi đối với chữ "trắng". Vô có nghĩa là không, đối với phi, phi cũng có nghĩa là không (phi thương bất phú, không buôn bán thì không làm giàu được). Vô cũng là giới từ (đi vô nhà, đi ra đi vô, ngựa vô nước kiệu, ...).

Cũng giống như "bì bạch", "mã phi" có thể được coi là một từ thuần Việt. Mã phi nghĩa là ngựa phi. Không hiểu lý do gì người Việt dùng "quất ngựa truy phong" mà không nói hoặc viết "quất mã truy phong" (đánh ngựa đuổi gió)? Xem ra "mã" và "ngựa" có thể dùng thay thế cho nhau. Như khi đánh cờ tướng, người ta thường gọi các quân cờ xe pháo ngựa hoặc xe pháo mã, cả hai cách gọi đều có nghĩa như nhau, cho nên khi nói "mã phi" tức là "ngựa phi".

Nói về cách dùng từ Hán Việt: đảo ngược của "bì bạch" là "bạch bì", một từ Hán Việt, đảo ngược "mã phi" là "phi mã" cũng là một từ Hán Việt. Mã phi có nghĩa ngựa chạy, ngựa nhảy, ngựa phi. Phi mã: nhảy ngựa (cũng có thể hiểu theo nghĩa bóng), tiếng Hán nghĩa là ngựa chạy, ào ạt, nhanh chóng (lạm phát phi mã).

Chữ "ngựa" thường hay dùng chung với đĩ ngựa, ngựa đực.

Chữ "luồn" như luồn chỉ qua lỗ kim (động từ) hoặc một luồn chỉ / ống chỉ / cuộn chỉ (danh từ), biểu tượng cho sự lập đi lập lại một cách tuần hoàn.

Khi quất cho ngựa đi hoặc chạy, nếu ngựa đi chậm, người ta gọi là ngựa vô nước kiệu, khi ngựa chạy nhanh, đó là ngựa vô nước đại, hoặc có thể gọi là "ngựa vô nước mã phi" (ngựa vô nước ngựa phi).

Câu đáp "ngựa vô luồn mã phi" tưởng như hoàn chỉnh về mọi qui tắc đối từ, đối ý, đối vần (đối thanh - bằng trắc), cách chơi chữ, cộng thêm ngữ cảnh, tình tiết, âm thanh, hình ảnh và đòi hỏi tất cả các chữ trong câu đáp phải gồm các chữ thuần Việt. Thế nhưng xét về chữ "vô", nếu "vô" nghĩa là không, có nghĩa là không màu để đối lại chữ "trắng", như vậy "ngựa vô" có nghĩa là gì? Là ngựa tàng hình à? Chữ "vô" vừa là chữ Việt (vô nhà / ra vô / đi ra đi vô / đi vô đi / vô lưới) vừa là từ Hán Việt (vô gia cư - không phải "vô nhà" mà là không nhà / vô trách nhiệm / vô tâm / vô cảm [xúc] / vô duyên / vô tư [lự] / vô đạo đức / vô liêm sĩ / v..v...). Nếu là chữ Việt thì vô là giới từ (preposition), không phải là tính từ (adjective), cho nên không theo đúng qui tắc đối từ vì "vô" trong câu đáp được dùng theo nghĩa "đi vô", chứ không theo nghĩa "không có". Nhưng nếu đổi thành "Ngựa không luồn mã phi" cũng không ổn. Coi như không thỏa đáng để đối với chữ trắng (màu trắng) trong "Da trắng vỗ bì bạch". Nhưng dầu sao đi nữa, "ngựa vô luồn mã phi" cũng khá gần hoàn chỉnh.

"Ngựa vô nước mã phi" cũng là câu đáp khá hoàn chỉnh.

Chữ "nước" tức là nước bước (động từ) đối lại với "vỗ" (động từ).

Cũng như da trắng không tự "vỗ", con ngựa không tự có "nước" bước mà phải bị đánh / quất (mạnh) mới chịu cất nước bước và tùy theo bị đánh nhẹ hay quất mạnh mà con ngựa có nước kiệu hay nước đại hay nước ngựa phi (mã phi). Hành động và cường độ con ngựa bị đánh / quất có thể được hiểu ngầm qua nước đi của nó, giống như chữ "vỗ" cũng được hiểu ngầm (ai vỗ và vỗ cái gì để có tiếng bì bạch?). Cho nên, để có "nước" mã phi, con ngựa sẽ bị quất rất mạnh, đối lại rất chỉnh với "vỗ" bì bạch (đánh nhẹ vào).

Giống như đề cập phía trên, khi quất cho ngựa đi hoặc chạy, nếu ngựa đi chậm, người ta gọi là ngựa vô nước kiệu, khi ngựa chạy nhanh, đó là ngựa vô nước đại, hoặc có thể gọi là "ngựa vô nước mã phi" (ngựa vô nước ngựa phi).

Câu đáp này cũng có thể được xếp vào thể loại thanh mà tục. Nghĩa đơn thuần là quất cho ngựa chạy nhanh, phi nhanh. "Ngựa vô nước mã phi" đồng nghĩa với "quất ngựa truy phong" - đánh ngựa đuổi gió - (nghĩa đen: đánh con ngựa cho nó chạy thật nhanh, nghĩa bóng: có 2 nghĩa bóng - động tác trong phòng the / chơi xong rồi chạy lẹ).

Nguyễn văn Thành - USA (10/2020)


Khi xưa, đối thanh có nghĩa là đối thanh âm (âm thanh), khác với đối vần (bằng/trắc). Các thể loại đối: đối chữ (hoặc đối từ | từ ngữ), đối ý, đối vần, đối thanh (hoặc đối âm), đối hình (hình tượng), đối cảnh (cảnh trí, cảnh vật).

[1] [Video] Về Phong Nha ngắm sông Son thơ mộng màu xanh thủy lục